Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
94742

Thanh Hóa công bố Quy hoạch Tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2025

Ngày 28/03/2023 15:35:46

Ngày 20/3/2023 của UBND tỉnhThanh Hóa đã ban Kế hoạch số 68/KH-UBND về việc công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhằm đảm bảo việc thực hiện công bố Quy hoạch tỉnh ThanhHóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023



Ngày 27/02/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 153/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Với mục tiêu tổng quát là phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao. Đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới. có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ởphía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trởthành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội.

1. Mục tiêu đến năm 2030:

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,1% trở lên. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Đến năm 2030: Nông, lâm nghiệp, thủysản chiếm 5,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 33,3%; thuế sản phẩm chiếm 4,6%.

+ GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.200 USD trở lên; năm 2030 đạt 7.850 USD trở lên.

+ Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt 750.000 tỷ đồng trở lên; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 900.000 tỷ đồng trở lên.

+ Sản lượng lương thực bình quân hằng năm ổn định ở mức 1,5 triệu tấn.

+ Giá trị xuất khẩu đến năm 2025 đạt 8 tỷ USD và đạt 15 tỷ USD năm 2030.

+ Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 50% trở lên.

+ Đến năm 2025, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 88%; đến năm 2030, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%.

+ Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 9,6%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 8,1%/năm.

+ Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2025 đạt 40%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 45%.

- Về xã hội:

+ Tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm duy trì ở mức 0,5 - 0,75%.

+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội năm 2025 chiếm dưới 30%; năm 2030 chiếm dưới 20%.

+ Số bác sỹ/1 vạn dân năm 2025 đạt 13 bác sỹ; năm 2030 đạt 15 bác sỹ. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2025 đạt trên 92%; năm 2030 đạt trên 95%.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt 75%; năm 2030 đạt 80%.

+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5% trởlên.

- Về môi trường:

+ Tỷ lệ che phủ rừng năm 2025 đạt 54%, năm 2030 đạt 54,5%.

+ Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh năm 2025 đạt 98,5%; năm 2030 đạt 99,5%.

+ Phấn đấu tỷ lệchất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn đến năm 2030 tại khu vực nông thôn đạt 90%, khu vực thành thị đạt 98%.

- Về quốc phòng an ninh: Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn về an ninh xã hội hằng năm đạt 70% trở lên. Bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững chủquyền biên giới, ổn định chính trị và trật tự xã hội.

2. Các đột phá phát triển

a) Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là cải cách hành chính, cải thiện môi trườngđầu tư kinh doanh, tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch và công bằng cho phát triển; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có chính trị tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực, trách nhiệm, uy tín, tận tụy gắn với xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp.

b) Huy động, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm mọi nguồn lực, tạo đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là các dự án trọng điểm, lan tỏa, các dự án hạ tầng giao thông, khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, xây dựng cơ sở dữ liệu của tỉnh đồng bộ với hạ tầng dữ liệu Quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

c) Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ các ngành kinh tế trọng tâm, trọng điểm của tỉnh.

3. Tầm nhìn đến 2045:

Đến năm 2045, Thanh Hóa trởthành tỉnh giàuđẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước. Phát triển tỉnh Thanh Hóa theo mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng kinh tế số, kinh tế trí thức, sáng tạo với nguồn nhân lực chất lượng cao; ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; hạ tầng các ngành dịch vụ hiện đại, kết nối đồng bộ với hạ tầng quốc gia và các nước trong khu vực; ngành nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, sản phẩm an toàn; hệ thống kết cấu hạ tầng thông minh tương thích công dân thông minh.

Quyết định cũng đã nêu rõ định hướng phát triển các ngành quan trọng, mang tính trụ cột của tỉnh như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp; định hướng phát triển Du lịch..Phát triển mạng lưới giao thông, phát triển nguồn điện và mạng lưới cấp điện, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông. Hạ tầng thương mại: Chợ, các trung tâm thương mại được quy hoạch, đầu tư xây dựng...

Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 về quy hoạch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 là bước khởi đầu mới cho sự phát triển của tỉnh mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đã đề ra, phấn đấu đến năm 2030 Thanh Hóa trở thànhtỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước. Đến năm 2045 Thanh Hóa trở thành tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.

Thanh Hóa công bố Quy hoạch Tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2025

Đăng lúc: 28/03/2023 15:35:46 (GMT+7)

Ngày 20/3/2023 của UBND tỉnhThanh Hóa đã ban Kế hoạch số 68/KH-UBND về việc công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhằm đảm bảo việc thực hiện công bố Quy hoạch tỉnh ThanhHóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023



Ngày 27/02/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 153/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Với mục tiêu tổng quát là phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao. Đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới. có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ởphía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trởthành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội.

1. Mục tiêu đến năm 2030:

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,1% trở lên. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Đến năm 2030: Nông, lâm nghiệp, thủysản chiếm 5,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 33,3%; thuế sản phẩm chiếm 4,6%.

+ GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.200 USD trở lên; năm 2030 đạt 7.850 USD trở lên.

+ Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt 750.000 tỷ đồng trở lên; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 900.000 tỷ đồng trở lên.

+ Sản lượng lương thực bình quân hằng năm ổn định ở mức 1,5 triệu tấn.

+ Giá trị xuất khẩu đến năm 2025 đạt 8 tỷ USD và đạt 15 tỷ USD năm 2030.

+ Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 50% trở lên.

+ Đến năm 2025, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 88%; đến năm 2030, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%.

+ Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 9,6%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 8,1%/năm.

+ Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2025 đạt 40%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 45%.

- Về xã hội:

+ Tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm duy trì ở mức 0,5 - 0,75%.

+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội năm 2025 chiếm dưới 30%; năm 2030 chiếm dưới 20%.

+ Số bác sỹ/1 vạn dân năm 2025 đạt 13 bác sỹ; năm 2030 đạt 15 bác sỹ. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2025 đạt trên 92%; năm 2030 đạt trên 95%.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt 75%; năm 2030 đạt 80%.

+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5% trởlên.

- Về môi trường:

+ Tỷ lệ che phủ rừng năm 2025 đạt 54%, năm 2030 đạt 54,5%.

+ Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh năm 2025 đạt 98,5%; năm 2030 đạt 99,5%.

+ Phấn đấu tỷ lệchất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn đến năm 2030 tại khu vực nông thôn đạt 90%, khu vực thành thị đạt 98%.

- Về quốc phòng an ninh: Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn về an ninh xã hội hằng năm đạt 70% trở lên. Bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững chủquyền biên giới, ổn định chính trị và trật tự xã hội.

2. Các đột phá phát triển

a) Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là cải cách hành chính, cải thiện môi trườngđầu tư kinh doanh, tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch và công bằng cho phát triển; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có chính trị tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực, trách nhiệm, uy tín, tận tụy gắn với xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp.

b) Huy động, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm mọi nguồn lực, tạo đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là các dự án trọng điểm, lan tỏa, các dự án hạ tầng giao thông, khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, xây dựng cơ sở dữ liệu của tỉnh đồng bộ với hạ tầng dữ liệu Quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

c) Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ các ngành kinh tế trọng tâm, trọng điểm của tỉnh.

3. Tầm nhìn đến 2045:

Đến năm 2045, Thanh Hóa trởthành tỉnh giàuđẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước. Phát triển tỉnh Thanh Hóa theo mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng kinh tế số, kinh tế trí thức, sáng tạo với nguồn nhân lực chất lượng cao; ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; hạ tầng các ngành dịch vụ hiện đại, kết nối đồng bộ với hạ tầng quốc gia và các nước trong khu vực; ngành nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, sản phẩm an toàn; hệ thống kết cấu hạ tầng thông minh tương thích công dân thông minh.

Quyết định cũng đã nêu rõ định hướng phát triển các ngành quan trọng, mang tính trụ cột của tỉnh như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp; định hướng phát triển Du lịch..Phát triển mạng lưới giao thông, phát triển nguồn điện và mạng lưới cấp điện, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông. Hạ tầng thương mại: Chợ, các trung tâm thương mại được quy hoạch, đầu tư xây dựng...

Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 về quy hoạch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 là bước khởi đầu mới cho sự phát triển của tỉnh mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đã đề ra, phấn đấu đến năm 2030 Thanh Hóa trở thànhtỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước. Đến năm 2045 Thanh Hóa trở thành tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC